Hoa hồng có lẽ là loài hoa được nhiều người yêu thích nhất. Hoa hồng có hàng trăm loài khác nhau với màu hoa đa dạng, phân bố từ vùng khí hậu ôn đới đến nhiệt đới. Có 2 dạng thân bụi và thân leo. Hoa hồng leo là loại cây cảnh đẹp, ngày nay được trồng rất nhiều để làm cổng rào, leo tường, giàn,….
Đặc điểm của hoa hồng leo
Hoa hồng leo còn gọi là hoa hồng dây.Tên khoa học là Rosaspp, nguồn gốc từ châu Âu. Ở nước ta, khu vực tốt nhất để nuôi trồng tốt hoa hồng leo là ở phía Bắc hoặc vùng Cao nguyên.
Hoa hồng leo là loài cây ưa nơi thoáng, mát mẻ, tốc độ tăng trưởng trung bình. Chúng thích hợp sống ngoài trời nhưng không chịu được cái nắng quá gay gắt nên hoa hồng leo thường trồng nhiều ở những vùng ôn đới. Loài hoa này có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ dàng chăm sóc.
Đặc điểm hình thái
Hoa hồng leo là dạng thân gỗ, thân leo, phía trên bắt dầu phân chia nhiều cành. Thân và cành đầy gai nhọn, các cành buông rủ.
Cây leo bằng cách dựa vào cây khác hoặc bám vào giàn, tường,rào,…
Tán lá rậm rạp, có thể vươn cao khoảng 3m. Lá kép hình lông chim, mỗi lá lại chứa từ 5 – 9 lá kép. Phiến lá hình oval, có răng cưa ở mép lá.
Bông hoa hồng leo đơn tính, to, nở bung, màu sắc rực rỡ với nhiều màu khác nhau như hồng, tím, đỏ, trắng… Mỗi bông có nhiều cánh dày, xếp lớp quanh một trụ tròn, đường kính 6 – 8 cm. Hoa hồng leo thường nở nhiều vào tháng 4 – tháng 5, hương thơm dịu nhẹ.
Quả hình cầu dẹp, màu đỏ gạch.
Hướng dẫn trồng hoa hồng leo từ trong bầu cho hoa nhiều nhất
Lời khuyên cho người yêu thiết kế sân vườn cùng các giàn hoa hồng leo là nên chọn mua các giống hoa hồng leo thay vì việc tự nhân giống (Lưu Ý hoa hồng leo cực khó trồng từ hạt ở Việt nam). Cây giống hoa hồng leo của các nhà vườn thường do người có kinh nghiệm nhân giống và các giống gần như đã được qua tuyển chọn ,cây con thường sống khỏe, sai hoa, và ít sâu bệnh đặc biệt giá thành cũng rất phải chăng.
Các bước trồng hoa hồng leo từ bầu:
1.Lựa chọn vị trí trồng hoa hồng leo: Hoa hồng leo cần nơi thoáng gió, nhiều nắng ( trung bình là 6 -8 tiếng nắng trực tiếp mỗi ngày)
2. Xé bỏ bầu nilong của bầu cây con khi mua từ các nhà vườn,không được làm vỡ bầu đất, đào một hố trồng lớn hơn bầu cây đặt khẽ bầu cây hoa hồng leo vào giữa.
3. Lắp đất sao cho đất kín bầu của cây hồng leo, cố gắng san đều đất phủ kín mặt bầu, Lưu ý không được nén đất
Lưu ý: Sau khi trồng phải lên giàn, cố định khung leo cho hoa hồng leo để cây phát triển theo định hướng
4. Tưới đẫm nước bằng vòi ô doa (không ảnh hưởng đến bầu cây), quan sát vài ngày, khi đất có dấu hiệu bị khô thì tưới lại
5. Dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ cho cây hoa hồng, khoảng 60 ngày bổ sung cho cây một lần , phân đầu trâu 13-13-13 (không bón các loại dinh dưỡng có nhiều đạm)
6. Phân đặc chủng cho hoa hồng các bạn có thể liên hệ với nhà vườn để được tư vấn nhiều hơn, mặt khác phân dành cho hoa hồng sẽ giúp kích thích cây đâm chồi lộc, và cho nhiều hoa.
7. Hoa hồng leo ưa thoáng, ưa nắng, ưa gió nên cần trồng nơi đất cao, tránh úng.
8. Khi cây con phát triển mạnh mẽ mà không có hoa các bạn cần liên hệ ngay với nơi cung cấp để có biện pháp kịp thời cho cây ra hoa
Cần đề phòng, trừ sâu bệnh cho cây phát triển tốt
Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa hồng leo cần chú ý một số điểm sau:
- Khi tưới nước, tránh tưới trực tiếp lên hoa và lá, nhất là vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây hại hình thành,phát triển và gây bệnh cho cây.
- Nếu cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần.
- Nếu cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 – 10 ngày/ lần.
- Nếu cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite20 ngày/lần.